Ngày 28/4/1995, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn số 2776/KHTC cho phép Trường Đại học Dân lập Văn Lang từ năm học 1995 – 1996 được tổ chức thi tuyển sinh hệ chính quy tập trung 4.700 sinh viên ở 11 ngành, trong đó có ngành Luật Kinh doanh.
Ngày 1 – 2/8/1995, Trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh lần đầu tiên. Ngày 17/9/1995, Trường Đại học Văn Lang long trọng tổ chức Lễ Khai giảng khóa 1 tại Học viện Hành chính Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh. Hơn 400 sinh viên khóa 1 ngành Luật Kinh doanh đầu tiên đã chính thức trở thành nhân vật trung tâm của Trường.
Năm 2001, Việc đào tạo ngành Luật kinh doanh ngừng lại do Chủ trương của nhà nước không cho phép các trường đại học ngoài công lập đào tạo ngành luật.
Được thành lập trở lại từ năm 2017, Khoa Luật, Trường Đại học Văn Lang tuyển sinh thành công mùa đầu tiên với hơn 200 sinh viên nhập học ngành Luật Kinh tế.
Năm học 2019-2020 đánh dấu một sự kiện rất quan trọng, khẳng định sự trưởng thành, uy tín và vị thế của Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang: Bộ GD&ĐT chấp thuận cho Trường ĐH Văn Lang tuyển sinh đào tạo cử nhân ngành Luật, cùng với ngành Luật Kinh tế đang có từ năm học 2017-2018.
Mùa tuyển sinh năm 2019, Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang đã tuyển 432 sinh viên cho 2 ngành: Luật và Luật Kinh tế, nâng tổng số sinh viên của Khoa Luật lên 900.
Bắt đầu từ Khóa 25 (năm học 2019-2020), chương trình đào tạo cử nhân Luật Kinh tế của Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang gồm 127 tín chỉ, đối với ngành Luật Kinh tế là 129 tín chỉ, nội dung CTĐT được xây dựng theo hướng có tính ứng dụng cao, đảm bảo trang bị cho các sinh viên khi tốt nghiệp có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực: Pháp luật Hình sự, Dân sự; Pháp luật về Doanh nghiệp, Thương mại, Dịch vụ, Cạnh tranh, Đầu tư trong nước; Pháp luật quốc tế; Pháp luật về Đầu tư nước ngoài; Pháp luật về Tài chính, Ngân hàng, Tổ chức tín dụng, Thị trường Chứng khoán, Sở hữu trí tuệ, Chống bán phá giá; Pháp luật về Gia đình, Người chưa thành niên, về Lao động, Đất đai, Môi trường…, là những lĩnh vực pháp luật rất cần những chuyên gia pháp lý trong điều kiện nền kinh tế – xã hội nước ta đang phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế hiện nay.