Giới thiệu về đại học Văn Lang

Đại học Văn Lang đã trải qua nhiều mốc lịch sử bắt nguồn từ Ngày 27/01/1995

Giai Đoạn 1995 - 2003
Giai đoạn từ 2004 - 2011
Giai đoạn từ 2012 - 2020

Khoa luật đại học Văn Lang

Đôi nét về khoa luật- Trường Đại học Văn Lang

Thành lập năm 1995, Khoa Luật của Trường Đại học Văn Lang đã đào tạo được 3 khóa, số lượng 425 cử nhân Luật cung cấp cho nền kinh tế -xã hội của đất nước. Năm 2001, theo chủ trương của Nhà nước, cùng với các trường đại học ngoài công lập khác, Khoa Luật Trường đại học Văn Lang đã tạm ngưng tuyển sinh đào tạo luật.

Theo dòng chảy thời gian, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế -xã hội đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế, Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn về tư duy quản trị đất nước. Các trường đại học ngoài công lập nắm bắt cơ hội vươn lên, khẳng định vai trò của một trụ cột mới trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam.

Cùng xu thế đó, Khoa Luật của Đại học Văn Lang bắt đầu hoạt động trở lại từ tháng 6 năm 2017. Đến nay, Đại học Văn Lang đã tuyển sinh đào tạo được 5 khóa, cho 2 ngành: Luật và Luật Kinh tế là những lĩnh vực đào tạo có vị trí then chốt của Trường. Năm 2021, có 135 sinh viên khóa đầu tiên (K23) đã được Trường Đại học Văn Lang cấp bằng cử nhân Luật Kinh tế, bổ sung nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực pháp luật cho mục tiêu phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Năm học 2021-2022, Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang tuyển 650 tân sinh viên K27, nâng quy mô Khoa Luật trong năm học mới lên 1730 sinh viên. Đây là một con số rất ấn tượng, khẳng định vị thế và uy tín cao trong hệ thống đào tạo Luật tại Việt Nam.

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo cử nhân Luật và Luật Kinh tế của Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang được xây dựng trên cơ sở những đúc kết từ thực tiễn sử dụng nguồn nhân lực chuyên luật, có tham khảo các cơ sở đào tạo Luật hàng đầu tại Việt Nam và tham chiếu chương trình đào tạo tiên tiến nhất của một số trường đại học danh tiếng của Australia, gồm 130 tín chỉ, theo hướng ứng dụng cao. Chương trình đảm bảo trang bị cho các sinh viên những kiến thức pháp luật có tính chất nền tảng như luật Hiến pháp, luật Hành chính, luật Dân sự, luật Hình sự,… và kiến thức chuyên sâu như: Pháp luật về Doanh nghiệp, Thương mại, Dịch vụ; Pháp luật Cạnh tranh, Đầu tư trong nước; Pháp luật quốc tế; Pháp luật về Đầu tư nước ngoài; Tổ chức Thương mại thế giới, Pháp luật về Tài chính, Ngân hàng, Tổ chức tín dụng, Thị trường Chứng khoán; Pháp luật vê Sở hữu trí tuệ, Chống bán phá giá; Pháp luật về Gia đình, Người chưa thành niên, về Lao động, Đất đai, Môi trường, Pháp luật về Thương mại điện tử,… là những lĩnh vực rất cần các chuyên gia pháp lý trong điều kiện nền kinh tế – xã hội nước ta đang phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế hiện nay.

Sinh viên Luật của Trường Đại học Văn Lang rất được chú trọng rèn giũa về phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ tiếng Anh, công nghệ thông tin, kỹ thuật số; thường xuyên được học, tương tác nhiều về kỹ năng “mềm” với những Thẩm phán kỳ cựu, Kiểm sát viên, Luật sư nổi tiếng, Doanh nhân thành công, liên quan đến các khía cạnh khác nhau trong nghề nghiệp chuyên môn và cuộc sống, để khi ra trường có thể bắt nhịp, làm việc hiệu quả ngay.

Cử nhân Luật Kinh tế và cử nhân Luật của Trường Đại học Văn Lang vì thế có đủ năng lực làm việc tốt, hiệu quả trong các cơ quan Nhà nước từ trung ương xuống địa phương; hệ thống Tư pháp như: Tòa án, Viện Kiểm sát, Điều tra, Thi hành án; Tổ chức chính trị, xã hội; Lĩnh vực bổ trợ tư pháp: Văn phòng Luật sư, Công ty Luật, Văn phòng công chứng, Tổ chức Thẩm định giá, Đấu giá, Quản tài viên, Thừa phát lại; làm Chuyên viên pháp lý, hành chính trong các công ty, tập đoàn kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong phạm vi cả nước; Tham gia nghiên cứu, giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng; Học bổ sung, thi lấy chứng chỉ, trải qua kỳ tập sự để được xét trở thành Luật sư, Công chứng viên,…

Từ năm 2021, Trường Đại học Văn Lang được Bộ GD-ĐT cho phép tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ Luật Kinh tế, trở thành một trong số các trường đại học ngoài công lập đầu tiên trong hệ thống giáo dục đại học ở khu vực phía Nam được giao nhiệm vụ đào tạo Thạc sĩ Luật Kinh tế, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới, hết sức mạnh mẽ của Khoa Luật.

Sau kỳ tuyển sinh thành công năm 2021, hiện Khoa có hơn 30 học viên đang theo học khóa 1, bậc đào tạo cao học ngành Luật Kinh tế.

Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Kinh tế được xây dựng theo định hướng ứng dụng, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế và kỷ nguyên số.

Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang hiện đang vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vị thế nằm trong top đầu của hệ thống đào tạo Luật tại Việt Nam, quy tụ đội ngũ 35 GV, NV trong đó có 5 Phó giáo sư, 6 Tiến sĩ, nhiều Nghiên cứu viên, Giảng viên cao cấp, Giảng viên chính, Chuyên gia pháp luật hàng đầu, Luật sư nổi tiếng; nhiều giảng viên giỏi, giảng viên đào tạo nước ngoài.

Cơ cấu nhân sự:

BAN CHỦ NHIỆM KHOA

  1. PGS. TS Bùi Anh Thủy, Giảng viên Cao cấp, Trưởng Khoa

  2. ThS. Nguyễn Hữu Bình, Giảng viên Chính, Phó trưởng Khoa

Các Bộ môn trực thuộc Khoa:

BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

  1. PGS. TS Phan Quang Thịnh, Giảng viên Cao cấp, Trưởng Bộ môn

  2. TS. Nguyễn Đức Chính, CV Cao cấp

  3. TS. Nguyễn Thị Thương Huyền, Giảng viên Chính

  4. ThS. Nguyễn Thị Nhàn, Giảng viên Chính

  5. ThS. LS Đỗ Quang Thuần, Giảng viên

  6. ThS. NCS Nguyễn Quyết Thắng, Giảng viên

BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ

  1. ThS. Đinh Lê Oanh, Phó trưởng Bộ môn, Phụ trách Bộ môn

  2. PGS.TS Bùi Anh Thủy, Giảng viên cao cấp

  3. TS. LS Lưu Tiến Dũng, Giảng viên Chính

  4. ThS. Bùi Thị Kim Ngân, Giảng viên Chính

  5. ThS. Đinh Thu Thủy, Giảng viên

  6. ThS. Trần Diệu Thúy, Giảng viên

  7. ThS. LS Nguyễn Thị Kim Quyên, Giảng viên

 BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI

  1. ThS. Trần Minh Toàn, Phó trưởng Bộ môn, Phụ trách Bộ môn

  2. PGS. TS Lê Thị Bích Thọ, Giảng viên Cao cấp

  3. PGS. TS Nguyễn Thị Việt Hương, Giảng viên Cao cấp

  4. ThS. Nguyễn Hữu Bình, Giảng viên Chính

  5. ThS. Nguyễn Thị Thanh Lê, Giảng viên Chính

  6. ThS. LS. Nguyễn Hoài Bảo, Giảng viên

  7. ThS. Nguyễn Ngọc Biện Thùy Hương, Giảng viên

  8. ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Giảng viên

  9. ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Giảng viên

  10. ThS. Trần Thiên Trang, Giảng viên

BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

  1. ThS. GVC Nguyễn Thị Yên, Phó trưởng Bộ môn, Phụ trách Bộ môn

  2. PGS. TS Đinh Ngọc Vượng, Giảng viên Cao cấp

  3. ThS. LS. Vũ Thị Bích Hải, Giảng viên

  4. ThS. Đoàn Kim Vân Quỳnh, Giảng viên

  5. ThS. Lê Hồ Trung Hiếu, Giảng viên

BỘ MÔN LUẬT HÌNH SỰ

  1. TS. GVC Vũ Thị Thúy, Trưởng Bộ môn

  2. TS. CVCC Bùi Thế Tỉnh, Giảng viên

  3. TS. Nguyễn Tất Thành, Giảng viên

  4. ThS. LS Cao Ngọc Sơn, Giảng viên

  5. ThS. Trần Thị Mỹ Duyên, Giảng viên

  6. ThS. LS Trần Vĩ Cường, Giảng viên

 VĂN PHÒNG KHOA

  1. CN Trần Hoài Bảo Vy, Thư ký Khoa
  2. CN Phan Thị Thùy Dương, Trợ lý Công tác sinh viên

ĐỘI NGŨ THỈNH GIẢNG

  1. PGS. TS Phạm Đình Nghiệm

  2. TS. GVC Võ Thị Kim Oanh

  3. TS. Phan Ngọc Tâm

  4. TS. Phan Hoài Nam

  5. TS. Đặng Thanh Hoa

  6. TS. Nguyễn Thị Thư

  7. TS. Phan Phương Nam

  8. TS. Nguyễn Thị Ngọc Mai

  9. TS. Nguyễn Thị Thu Thủy

  10. TS. Trần Văn Hùng

  11. TS. Nguyễn Duy Trung

  12. TS. Lê Nguyễn Gia Thiện

  13. TS. GVC. Nguyễn Thị Thanh Vân

  14. ThS. NCS. Nguyễn Nhật Khanh

  15. ThS. NCS. Ngô Gia Hoàng

  16. ThS. GVC. Nguyễn Hoài Nam

  17. ThS. GVC. Nguyễn Thị Hương Giang

  18. ThS. Hồ Thị Thân

  19. ThS. Lê Thị Mận

  20. ThS. Trần Lương Ngọc Tuyền

  21. ThS. Lê Minh Nhựt

  22. ThS. Từ Thanh Thảo

  23. ThS. Dương Hồng Thị Phi Phi

  24. ThS. Huỳnh Cát Dung

  25. ThS. Ngô Minh Tín

  26. ThS. Lê Thị Mơ

  27. ThS. LS. Kiều Anh Vũ

  28. ThS. Cao Thị Luyến

  29. ThS. Từ Minh Thuận

  30. ThS. Phạm Thị Minh Hải

  31. ThS. Nguyễn Thanh Quyên

  32. ThS. Phan Nguyễn Phương Thảo

  33. ThS. Lê Thị Thu Thảo

  34. ThS. Lê Trần Quốc Công

  35. ThS. Nguyễn Mai Anh

  36. ThS. Mai Thị Lâm

  37. ThS. Trần Quốc Minh

  38. ThS. Cao Văn Cang

  39. LS. Trần Minh Hải

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC – ĐÀO TẠO

  1. PGS. TS Bùi Anh Thủy, GVCC, Trưởng Khoa, Chủ tịch Hội đồng

  2. TS. Nguyễn Đức Chính, CVCC, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Thành viên

  3. PGS. TS Lê Thị Bích Thọ, GVCC, nguyên Phó HT Trường ĐH Luật TP. HCM, Thành viên

  4. PGS. TS Phan Quang Thịnh, GVCC, Trưởng BM Luật Hành chính- Nhà nước, Thành viên

  5. TS. GVC Võ Thị Kim Oanh, nguyên Trưởng Khoa Luật HS, ĐH Luật TP. HCM, Thành viên

  6. TS. LS Lưu Tiến Dũng, Chủ nhiệm UBQH Quốc tế – Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Thành viên

  7. PGS. TS Nguyễn Thị Việt Hương, GVCC, Thành viên

  8. TS. Phạm Thị Thu Phương, Phó Chánh tòa, TAND TP. HCM, Thành viên

  9. ThS. Vũ Trọng Khang, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại TP. HCM, Thành viên

  10. ThS. GVC Nguyễn Thị Yên, Phó trưởng BM Luật Thương mại quốc tế, Thành viên

  11. ThS. GVC Nguyễn Hữu Bình, Phó Trưởng khoa, Thành viên

  12. TS. GVC Vũ Thị Thúy, Trưởng BM Luật Hình sự, Thành viên

  13. ThS. Trần Minh Toàn, Phó trưởng BM Luật Thương mại, Thành viên

  14. TS. Nguyễn Tất Thành, Giảng viên, Thành viên

  15. ThS. Đinh Lê Oanh, Phó Trưởng BM Luật Dân sự, Thành viên, Thư ký

HỘI ĐỒNG CỐ VẤN

  1. PGS. TS Đinh Ngọc Vượng, GVCC, Thư ký Đề án Bách khoa toàn thư Việt Nam, Chủ tịch

  2. LS. TS. Lưu Tiến Dũng, Chủ nhiệm UBQH Quốc tế – Liên đoàn Luật sư VN, Thành viên

  3. LS. ThS Đoàn Tiến Hưng, Chủ tịch Tập đoàn Mạnh Hùng (Mạnh Hùng Group), Thành viên

ĐƠN VỊ HỢP TÁC VÀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO

  1. Công ty Cổ phần Tập đoàn VINACAM (VINACAM GROUP JSC)

  2. Trung tâm Trọng tài thương mại Tp. Hồ Chí Minh (TRACENT)

  3. Tập đoàn Mạnh Hùng (Mạnh Hùng Group)

  4. Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

  5. Công ty Luật TNHH MTV Hãng luật Tường Trương Xuân Tám

  6. Công ty Luật TNHH Ngân hàng – Chứng khoán – Đầu tư BASICO

  7. Công ty Luật TNHH MTV Bảo Nguyên Minh

  8. Tòa án nhân dân Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh

  9. Tòa án nhân dân Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh

  10. Công ty TNHH Tư vấn thương mại quốc tế Dương

  11. Công ty cổ phần Nhà Phương Nam Việt Nam – Chi nhánh sàn trung tâm

  12. Công ty Luật TNHH Sài Gòn Công Lý

  13. Văn phòng Luật sư Hà Hải và Cộng sự

  14. Công ty Luật TNHH KAV Lawyers

  15. Công ty Luật hợp danh Sao Mai

  16. Văn phòng Công chứng Dương Thị Cẩm Thủy

  17. Công ty Luật TNHH 3A

  18. Công ty Luật TNHH An Legal

  19. Văn phòng Luật sư Trần Hải Đức

  20. Công ty TNHH Dịch vụ – Xây dựng – Thương mại Trường Phát

  21. Văn phòng Công chứng Bến Nghé

  22. Văn phòng Luật sư Bảo Nguyễn và Cộng sự

  23. Văn phòng Luật sư Thành Hưng

  24. Trung tâm Hòa giải Thương mại Sài Gòn (SGM)

  25. Công ty Luật Nguyễn Hùng và Cộng sự

  26. Văn Phòng Luật sư Việt An Sài Gòn

  27. Công ty Cổ phần TM DV Ngọc An

  28. Văn phòng Luật sư Hồ Trung Hiếu

  29. Công ty Cổ phần Truyền thông mặt tiền Á Châu

  30. Công ty luật TNHH MTV Trần Thái

  31. Công ty Đấu giá hợp danh Minh Pháp – MP Auction

  32. Văn phòng Luật sư RAMOS

  33. Văn phòng Tư vấn Luật Di trú THE MIGRATION

Kế hoạch chiến lược phát triển Khoa Luật giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab