GIỚI THIỆU NGÀNH LUẬT

NGÀNH LUẬT – MÀ NGÀNH 7380101

Thời gian đào tạo: 4 năm

Văn bằng: Cử nhân Luật

Tổ hợp môn

A00: Toán – Lý – Hóa

A01: Toán – Lý – Tiếng Anh

C00: Văn – Sử – Địa

D01: Toán – Văn – Tiếng Anh

Xem thêm hình thức xét tuyển xem tại trang https://tuyensinh.vanlanguni.edu.vn/

Ngành Luật học được Trường Đại học Văn Lang đào tạo từ năm 2019, sau thành công của ngành Luật Kinh tế.
Ngành Luật định hướng đào tạo ứng dụng, kết hợp lý thuyết và các hoạt động mô phỏng, thực hành: phiên tòa giả định, ngày hội pháp luật, tham gia phiên tòa thực tế.

Không khí sôi nổi của Ngày hội Pháp luật lan tỏa từ khuôn viên sân trường đến Hội trường C001, nơi tổ chức cuộc thi học thuật “Pháp luật Idol” hấp dẫn của ngành Luật Kinh tế Văn Lang.

Điểm nổi bật của ngành Luật tại Trường Đại học Văn Lang là gì?

Chương trình đào tạo cử nhân Luật của Trường Đại học Văn Lang được xây dựng trên cơ sở tiếp thu thành quả của giáo dục đại học tiên tiến thế giới, kết hợp với đặc thù của giáo dục Việt Nam. Lộ trình đào tạo tham khảo từ chương trình chuyên ngành Luật của các trường đại học uy tín:

– Trường Đại học Bristol (Anh) – Top 13 về đào tạo Luật của Anh và top 50 về đào tạo Luật của thế giới (năm 2018),

– Trường Đại học Monash (Úc) – Top 31 về đào tạo Luật của thế giới (QS Subject Ranking 2019);

– Trường Đại học Luật TP. HCM;

– Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

– Đại học Cần Thơ.

Từ K25 (năm học 2019-2020), chương trình đào tạo cử nhân Luật và Luật Kinh tế của Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang gồm 129 tín chỉ, được xây dựng theo hướng ứng dụng, đảm bảo trang bị cho sinh viên khi tốt nghiệp có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực: Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự, Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, Luật Hành chính, Luật Đất đai, Luật thương mại, Pháp luật về hợp đồng, công chứng, chứng thực, Khoa học điều tra hình sự, Tư pháp hình sự, Luật Quốc tế…. Đây là những lĩnh vực rất cần những chuyên gia pháp lý trong điều kiện nền kinh tế – xã hội phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế.

Chương trình học ngành Luật đào tạo những gì?

Ngành Luật Trường Đại học Văn Lang có 2 chuyên ngành:

– Luật Dân sự: sinh viên vận dụng được các kiến thức nền tảng của khoa học pháp lý theo nhóm ngành về luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật lao động… để nhận biết và giải quyết vấn đề chuyên môn.

– Luật Hình sự: sinh viên vận dụng được các kiến thức nền tảng của khoa học pháp lý theo nhóm ngành giám định pháp y; tâm thần học tư pháp; khoa học điều tra hình sự; nghiệp vụ thư ký tòa án… để nhận biết và giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể.

Ngoài nội dung và kỹ năng chuyên ngành, chương trình đào tạo chú trọng giảng dạy tiếng Anh cơ bản và Tiếng Anh chuyên ngành, đào tạo tin học, giúp sinh viên Luật khi ra trường có thể sử dụng tiếng Anh và ứng dụng công nghệ thông tin vững vàng trong hoạt động nghề nghiệp.

Tổ chức các buổi tọa đàm định hướng nghề nghiệp ngay từ những ngày đầu năm học, để tân sinh viên định hướng nghề nghiệp, phần nào giúp sinh viên tự vạch kế hoạch học tập riêng cho bản thân cũng như trang bị kiến thức để phục vụ công việc sau này.

Ngày 19/09/2019, Trường Đại học Văn Lang tổ chức thành công Tọa đàm “Vài khía cạnh pháp lý về Kinh tế – Tài chính qua một số vụ đại án ở nước ta trong thời gian qua”, hơn 400 sinh viên Khoa Luật đã có cơ hội tiếp xúc với 02 Luật sư nổi tiếng đầu ngành: TS. LS. Phan Trung Hoài – Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Trọng Tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và LS. Trần Minh Hải – Giám đốc Công ty Luật BASICO.

Chương trình đào tạo chú trọng tính ứng dụng thực tiễn giúp sinh viên phát triển toàn diện kỹ năng chuyên môn thông qua các chuyến tham quan thực tế tại Tòa án, Công ty luật…. để sinh viên hình dung cách làm việc của Tòa án; tổ chức các phiên tòa giả định, cuộc thi học thuật để trau dồi khả năng phán đoán logic và tranh luận.

Sinh viên tham khảo CTĐT ngành Luật Khóa 25 tại đây

Hoạt động phong trào của sinh viên khoa Luật tại Văn Lang

Bên cạnh kiến thức và kỹ năng hành nghề, Khoa Luật chú trọng đào tạo đạo đức và thái độ của các cử nhân Luật tương lai đối với xã hội qua các hoạt động công tác như “Noel yêu thương”, “Trung thu cho em” mà sinh viên ngành Luật và Luật Kinh tế chung tay tổ chức…

Khoa Luật đã ghi dấu ấn tại Văn Lang khi có cho mình được 2 chương trình lớn cả về học thuật lẫn vui chơi: Ngày hội Pháp luật và Chương trình văn nghệ truyền thống F.O.L, trong đó chương trình Ngày hội pháp luật thu hút sự tham gia của hàng ngàn sinh viên Văn Lang.

Ngày 28/10/2019, Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang đã tổ chức thành công Lễ hội truyền thống lần đầu tiên kết hợp Chào đón sinh viên Khóa 25 với chủ đề: FIRE – Thắp lửa đón tân sinh viên.

Phân biệt ngành Luật và ngành Luật kinh tế

Mặc dù thời gian ra đời khác nhau, nhưng nhìn chung, cả 2 ngành đều được xây dựng theo hướng có tính ứng dụng cao với nhiều học phần mang tính thực tiễn nhằm đảm bảo trang bị cho sinh viên khi tốt nghiệp có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực pháp luật như dân sự, hình sự, kinh tế, thương mại, pháp luật về tài chính – ngân hàng, đầu tư, sở hữu trí tuệ, luật quốc tế… Đây đều là là những lĩnh vực pháp luật rất cần những chuyên gia pháp lý trong điều kiện nền kinh tế – xã hội nước ta đang phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế hiện nay. Chương trình đào tạo cũng chú trọng trong việc giảng dạy tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành, đào tạo về tin học, giúp các sinh viên Luật khi ra trường có thể sử dụng tiếng Anh và ứng dụng công nghệ thông tin vững vàng trong hoạt động nghề nghiệp. Với ngành Luật Kinh tế, sinh viên sẽ được đào tạo sâu hơn những kiến thức và kỹ năng về thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp. Ngành Luật ở Văn Lang vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tuyển sinh từ năm 2019, khóa đầu tiên hiện có 88 sinh viên. Điểm nhấn của ngành Luật là ngoài các khối kiến thức chung về dân sự, hình sự, đất đai, hành chính, quốc tế ở những năm đầu, từ năm 3 các bạn sinh viên có thể lựa chọn 1 trong 2 chuyên ngành Luật Dân sự hoặc Luật Hình sự để nghiên cứu chuyên sâu hơn về các lĩnh vực như hợp đồng và bồi thường hợp đồng, công chứng, chứng thực, khoa học về điều tra hình sự, tư pháp hình sự…

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Luật?

Cơ hội việc làm vô cùng rộng mở và có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn để có thể dễ dàng tìm việc làm trong ngành này, với các vị trí công việc:

– Thẩm phán

– Kiểm sát viên

– Luật sư

– Công chứng viên

– Chấp hành viên

Ngoài ra, bạn có thể thử sức với một số nghề khác trong lĩnh vực pháp luật như: Chuyên viên pháp lý, Cố vấn pháp lý, Giáo viên, giảng viên luật, Cán bộ nghiên cứu pháp luật, Điều tra viên, Thư kí toà án, Thẩm tra viên,…

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Cử nhân Luật?

Ngành Luật hiện nay đang thu hút đông đảo các bạn trẻ theo học bởi đây là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Hiện nay, theo Dự báo của Trung tâm Dự báo phát triển Nguồn nhân lực TP. HCM, riêng với ngành Luật, đến năm 2025, Việt Nam cần 13.000 Luật sư, 2.300 Thẩm phán, 2.000 Công chứng viên, 3.000 Chấp hành viên, 300 Thẩm tra viên thi hành án dân sự và Thừa phát lại… Trong khi đó, Việt Nam hiện có khoảng 25 cơ sở giáo dục đào tạo cử nhân Luật, mỗi năm chỉ có khoảng 3.500 – 4.000 cử nhân Luật hệ Chính quy tốt nghiệp.

Năm 2017, Trường Đại học Văn Lang mở ngành Luật Kinh tế (mã ngành: 7380107), tuyển sinh thành công 2 khóa. Kinh nghiệm đào tạo tạo tiền đề cho Văn Lang mở thêm ngành Luật, với hai chuyên ngành: Luật Dân sự và Luật Hình sự. Ví von một cách hình tượng, một ngành học trong lịch sử Văn Lang nay đang được “hồi sinh” trong thời kỳ mới, với nhiều tiềm năng phát triển và cả sự hào hứng trông đợi của những thế hệ đã biết đến tên tuổi ngành Luật Văn Lang năm xưa.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Luật tại Văn Lang?

Tham khảo điểm năm 2019:

– Xét theo điểm thi THPT quốc gia (thang điểm 30): 15 điểm (2019)

– Xét theo học bạ (thang điểm 30): 18 điểm (2019)

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *